Kỷ lục Bão John (1994)

Quãng thời gian hoạt động kéo dài 31 ngày đã giúp cho John trở thành xoáy thuận nhiệt đới tồn tại lâu nhất từng được ghi nhận trên Trái Đất, vượt qua các kỷ lục cũ trước đó lần lượt là 24 ngày trên Thái Bình Dương của bão Tina năm 1992 và 28 ngày trên Đại Tây Dương của bão San Ciriaco 1899.[9] Bên cạnh đó. bất chấp tốc độ di chuyển chậm trong suốt quãng đường, John vẫn trở thành xoáy thuận nhiệt đới có quỹ đạo di chuyển dài nhất từng ghi nhận, với tổng chiều dài quãng đường đã đi là 7.165 dặm (13.280 km), vượt qua các kỷ lục cũ trước đó lần lượt là 4.700 dặm (8.700 km) của bão Fico trên Thái Bình Dương năm 1978 và 6.850 dặm (12.700 km) của bão Faith trên Đại Tây Dương năm 1966.[10]

Trị số áp suất đọc được của John lúc nó đạt cường độ tối đa là không nhất quán khi mà Trung tâm Bão khu vực Trung tâm Thái Bình Dương (CPHP) đã không theo dõi áp suất cơn bão tại thời điểm đó; tuy nhiên, máy bay của lực lượng Không quân dự bị Hoa Kỳ đã đo được một mức áp suất bề mặt là 929 mbar (hPa), khiến John trở thành một trong những xoáy thuận nhiệt đới mạnh nhất từng ghi nhận được ở Trung tâm Thái Bình Dương. Mặc dù các mức áp suất thấp hơn đã được ghi nhận trong các cơn bão Emilia, Gilma cùng trong năm 1994bão Ioke năm 2006, nhưng sức gió của John là cao hơn các cơn bão này [nb 3]. John cũng là một trong số chỉ năm xoáy thuận nhiệt đới đạt đến cường độ bão cấp 5 trên khu vực Trung tâm Thái Bình Dương (4 cơn bão kia đầu tiên là bão Patsy năm 1959, thứ hai là bão Emilia, tiếp đến là bão Gilma, và cuối cùng là bão Ioke), và nó cũng đã sở hữu một vận tốc gió cao nhất từng ghi nhận được tại khu vực này là 175 dặm/giờ (280 km/giờ).[6] Kể từ năm 1994, chỉ có một cơn bão cấp 5 duy nhất hình thành hoặc di chuyển vào Trung tâm Thái Bình Dương, bão Ioke. Ngoài ra, mức áp suất ghi nhận được của John là không đầy đủ; con số 929 mbar đo được khi vận tốc gió của nó chỉ ở ngưỡng 160 dặm/giờ; đã không xác định được một giá trị áp suất nào vào thời điểm cơn bão đạt vận tốc gió 175 dặm/giờ, vì thế nên John có khả năng mạnh hơn cả Emilia, Gilma và Ioke [11] Bên cạnh đó, John còn là xoáy thuận nhiệt đới đầu tiên vừa hình thành trên Đông Bắc Thái Bình Dương vừa về sau trở thành một cơn bão cuồng phong (typhoon) trên Tây Bắc Thái Bình Dương, thành tích chỉ có cơn bão Genevieve sau này đạt được vào năm 2014.[12]

John là một trong số chỉ tám xoáy thuận nhiệt đới từng tồn tại ở cả ba khu vực xoáy thuận nhiệt đới trên Tây Bắc Thái Bình Dương[nb 4]. Các xoáy thuận nhiệt đới còn lại là bão Georgette, bão Enrique, bão Li, bão Dora, bão Jimena, bão Genevievebão Hector lần lượt trong các năm 1986, 1991, 1994, 1999, 2003, 20142018, (John xếp thứ 4 theo thứ tự thời gian xuất hiện).[13][14] Ngoài ra John còn là một trong số chỉ tám xoáy thuận nhiệt đới từng đi vào vùng Trung tâm Thái Bình Dương từ khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương. Các xoáy thuận nhiệt đới trước đó là bão Patsy, bão Skip, bão nhiệt đới VirginiaCarmen lần lượt của các mùa bão 1959, 1985, 19681985; và sau này là áp thấp nhiệt đới 17W, bão nhiệt đới Wene, Omeka của các mùa bão 1996, 2000, 2010.[7][13] Cuối cùng, John là một trong số chỉ 4 xoáy thuận nhiệt đới từng hai lần vượt đường đổi ngày quốc tế, cùng với bão Patsy, Skip và áp thấp nhiệt đới 17W.[13]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bão John (1994) http://www.accuweather.com/en/weather-news/rare-na... http://news.google.com/newspapers?id=VTcTAAAAIBAJ&... http://www.aoml.noaa.gov/hrd/hurdat/tracks-hurdat2... http://www.aoml.noaa.gov/hrd/tcfaq/E6.html http://www.aoml.noaa.gov/hrd/tcfaq/E7.html http://www1.ncdc.noaa.gov/pub/orders/IPS/IPS-53E37... http://www4.ncdc.noaa.gov/cgi-win/wwcgi.dll?wweven... http://www.cpc.ncep.noaa.gov/products/analysis_mon... http://www.nhc.noaa.gov/archive/storm_wallets/epac... http://www.nhc.noaa.gov/archive/storm_wallets/epac...